top of page

Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống

  • Ảnh của tác giả: BeRo
    BeRo
  • 6 thg 6, 2024
  • 3 phút đọc

1. Thời điểm tưới

Xác định đúng thời điểm tưới lần đầu là điều kiện quan trọng để nâng cao hiệu quả của biện pháp tưới nước cho cây cà phê ở Tây Nguyên. Thời điểm tưới lần đầu phụ thuộc vào điều kiện thời tiết của từng năm, từng vùng, từng loại đất... và được căn cứ vào độ ẩm đất hoặc mức độ phân hóa mầm hoa. Khi các mầm hoa phát triển đầy đủ ở đốt ngoài cùng của các cành là thời điểm cần tưới. Thông thường độ ẩm cần tưới được xác định cao hơn độ ẩm cây héo một ít vì tại độ ẩm cây héo, cây trồng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng và phát triển.

Độ ẩm cần tưới ở tầng 0 - 30cm được xác định cho đất bazan là khoảng 27% so với trọng lượng đất khô.

Cây cà phê cần trải qua một thời gian khô hạn khoảng 2 tháng để ngừng sinh trưởng và phân hóa mầm hoa đầy đủ. Trong điều kiện tự nhiên của Tây Nguyên, thời điểm tưới lần đầu cho cà phê kinh doanh thường được thực hiện vào tháng 2 hàng năm tùy theo điều kiện thời tiết. Tưới đúng thời điểm tưới lần đầu sẽ giúp cây ra hoa tập trung là tiền đề để có năng suất cao

Tưới muộn quá thì cây bị suy kiệt, rụng lá, khô cành. Nhưng nếu tưới sớm quá khi các mầm hoa chưa phân hóa đầy đủ, cây sẽ ra hoa ít và hoa nở lai rai, không tập trung làm ảnh hưởng đến năng suất và trở ngại cho công tác thu hoạch sau này.

Tưới sớm còn làm tăng chi phí tưới và chi phí cắt cành do một số mầm ngủ có khuynh hướng phát triển thành cành thứ cấp thay vì phân hóa thành mầm hoa.

2. Lượng nước tưới

Lượng nước tưới có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển của cây cà phê cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do chi phí vận chuyển, lắp đặt hệ thống tưới khá cao nên người sản xuất cà phê ở Tây Nguyên thường chọn lựa chế độ tưới với lượng nước lớn và chu kỳ tưới dài để giảm số lần tưới. Kết quả nghiên cứu cũng như kinh nghiệm của nông dân cho thấy với lượng nước tưới 400 - 500 lít/gốc và chu kỳ tưới 25 - 30 ngày sẽ bảo đảm cây ra hoa tập trung, thụ phấn tốt.

Tưới thiếu nước sẽ dẫn đến tình trạng hoa chanh nhiều (hoa không phát triển đầy đủ và thường có màu tím) thậm chí gây khô cành, chết cây. Trong giai đoạn nở hoa lần đầu, sau khi tưới 7 ngày, cây cần một lượng nước lớn hơn nhiều so với các giai đoạn khác, vì lúc này quá trình hô hấp xảy ra rất mạnh, nhu cầu nước tăng cao. Vì vậy lượng nước lần đầu phải bảo đảm để cây ra hoa tập trung và đủ nước nuôi hoa vào 7 - 8 ngày sau. Trong sản xuất cà phê ở Tây Nguyên tác hại của việc tưới thiếu nước lớn hơn so với tưới thừa nước.

Tưới thừa nước vượt quá nhu cầu của cây không những không tăng năng suất mà còn làm tăng chi phí tưới, rửa trôi chất dinh dưỡng trong đất theo chiều thẳng đứng, giảm hiệu quả sử dụng phân bón và làm cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên nước vốn rất khan hiếm trong mùa khô ở Tây Nguyên.

(Sưu tầm và tổng hợp)



Kommentare


Covid khiến cả thế giới chao đảo và ngưng trệ, ống kính khủng hoảng bao trọn toàn cầu, nhưng lia góc máy theo hướng sáng, ta có thể bắt trọn cơ hội sống chậm lại và chăm chút cho bản thân. Tôi tự hỏi, phải chăng thời điểm mối lương duyên giữa tôi và cà phê đã đến độ chín. Tôi bắt đầu dành trọn thời gian, tâm sức để nghiên cứu tường tận về hạt cà phê.

 

Thật bất ngờ! Thật thú vị!

 

Giờ đây, trọn vẹn hiểu về cà phê, tôi hạnh phúc và mãn nguyện khi được nhâm nhi từng tách espresso thượng hạng, chiết xuất từ hạt Robusta Việt Nam cao cấp. Khi biết về chuỗi giá trị cà phê, từ ươm trồng đến ly cà phê hảo hạng trên tay bạn đang thưởng thức, tôi chắc rằng góc nhìn về cà phê của bạn sẽ bừng tỉnh và thăng hoa. Đây chính là động lực lớn nhất để chúng tôi theo đuổi giấc mơ đưa tinh hoa hạt cà phê Robusta Việt Nam đến những người yêu cà phê trên thế giới. Tin tôi đi, cà phê Robusta đặc sản thực sự là món quà thiên nhiên Việt Nam ưu ái dành riêng cho bộ sưu tập cà phê độc đáo của bạn.

 

Rất ​mong được đồng hành cùng tất cả các đối tác và cộng đồng yêu cà phê trên khắp mọi miền Việt Nam và thế giới.

Trân trọng.

Ngô Huấn Trung

Thanks for submitting!

  • Facebook
  • LinkedIn
  • Pinteres
  • Instagram
bottom of page